Khi mới nhậm chức Thủ tướng Đức 12 năm trước tôi chưa quen với kiểu chính trị gia khác người nhưng sau ba nhiệm kỳ Tổng thống giờ đã quen với nhiều tuýp chính trị gia khác nhau; bà cũng đã học hỏi được rất nhiều và bây giờ tiếp xúc dễ dàng hơn với họ, như đối với Putin, Trump hay Erdogan. Mặc dù có nhiều khác biệt nhưng cũng phải thừa nhận Tổng thống Trump được người dân Mỹ bầu ra một cách dân chủ và vì thế phải tôn trọng con người này. Việc tiếp xúc quan hệ với những chính trị gia ở nhiều nước khác nhau không có chuyện tình bạn ở đây, mà nó liên quan đến lợi ích. Tôi tiếp xúc với họ không phải với tư cách Angela Merkel mà luôn với tư cách Thủ tướng Đức, tôi có trách nhiệm rõ ràng mà cử tri giao phó. Ba nhiệm kỳ Thủ tướng vừa qua cũng có những may mắn với cá nhân bà, giai đoạn 2005 - 2007 và đến 2008 tương đối ổn định; sau đó khủng hoảng tài chính thế giới, khủng hoảng đồng euro, tại Ukraina, nội chiến Syrien và sau này khủng hoảng tỵ nạn. Rất may là tôi có thời gian đầu làm những công việc chính phủ „cổ điển“ để làm quen với nó và trang bị cho sau này.
Khác so với ở Mỹ nơi có hai cách điều hành chính phủ một là theo đuổi triệt để mục tiêu đề ra (Agenda driven) và chạy theo xử lý sự kiện (Event driven), bà Merkel cho rằng mình xử lý công việc chính phủ theo cả hai cách trên, theo đuổi triệt để dự định của mình, nhưng nếu có sự việc đột xuất xẩy đến thì cũng phải xử lý công khai dứt điểm nhưng cũng không quên những dự định của mình. Bà Merkel cho biết không bao giờ đọc hồi ký hay tiểu sử của những chính trị gia đi trước kể cả cựu Thủ tướng Bismack hay Kohl. Hồi trẻ bà đọc tiểu sử nhà vật lý Marie Curie và ấn tượng về cách thức tiếp cận có hệ thống của bà; ngoại lệ duy nhất là cuốn sách của Barack Obama „Dreams from My Father“. Bà cho rằng mình có lý do để không đọc hồi ký chính trị vì lịch sử không bao giờ lặp lại và nếu có thì cũng chỉ là bi hài mà thôi. Bà cũng không đọc xem Helmut Kohl xử lý vấn đề thế nào để mà học hỏi. Nhưng càng làm chính trị lâu bà thấy cần thiết phải đọc nhiều về lịch sử, nghệ thuật và văn hóa.
Trong 12 năm làm Thủ tướng, phong cách của bà Merkel cũng thay đổi. Đối với những vấn đề có quan điểm khác nhau không tìm được giải pháp chung thì vẫn cần giữ quan điểm của mình nhưng cần lịch sự. Cũng cần nêu quan điểm một cách rõ ràng vì bà có kinh nghiệm nếu không dễ dẫn đến trích dẫn sai và hiểu lầm không đáng có. Thí dụ trong vấn đề như Ukraina muốn gia nhập NATO, ngay từ đầu tôi phải nói rõ là sẽ không có sự đồng ý của tôi. Tôi biết chắc rằng nếu không ở Nga sẽ hiểu lầm. Trong các cuộc gặp kín với lãnh đạo nước ngoài tôi cũng kiên định quan điểm và trong giọng nói cũng cứng hơn vì tôi có kinh nghiệm là mình nghĩ như vậy mọi sự đã rõ ràng nhưng cuối cùng hóa ra không rõ cái gì cả.
Quan điểm của chính quyền Mỹ hiện nay cho rằng muốn nước Mỹ trên hết và nước Mỹ phải hùng mạnh thì các nước khác phải nhỏ đi. Tôi cho đó là quan niệm sai lầm. Trong toàn cầu hóa các nước đều có thể thắng. Còn nếu nước Mỹ chỉ bận bịu với công việc nội bộ của mình thì nước Mỹ đó không thể vĩ đại được. Vì vậy nên tôi sẽ tiếp tục quảng bá cho toàn cầu hóa. Trong các cuộc tiếp xúc với phía Mỹ tôi không bao giờ để tình cảm chi phối, mà có yêu cầu rõ ràng của cử tri là bảo vệ các lợi ích của Đức, nhất là không ảnh hưởng đến thương mại, phải tìm ra lý do thuyết phục đối tác.
Trong quan hệ quốc tế chúng ta vốn quen chỉ nhìn cái nhỏ rời rạc mà không nhìn bức tranh tổng thể. Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của các nguyên thủ nước ngoài để nhìn nhận. Thí dụ như Chủ tịch TQ, đối với ông ta thì việc TQ lớn mạnh về địa chính trị, kinh tế hay quân sự cũng chỉ là sự quay trở lại với điều bình thường. Vì hai ngàn năm trước TQ đã luôn có vị thế tiên phong. Hay với người Nga. Họ nói họ đã góp phần chiến thắng Hitler và sau thế chiến II Liên Xô là một trong hai hệ thống lớn nhất của thế giới, nhưng sau đó tan vỡ. Nên nếu Obama nói nước Nga giờ chỉ là cường quốc hạng trung thì chắc chắn động chạm đến tâm hồn Nga. Nước Đức chúng ta có 80 triệu dân, chẳng quan trọng gì so với TQ hay Ấn Độ. Chúng ta chỉ trở nên quan trọng khi hôm nay kinh tế chúng ta mạnh, còn nếu kinh tế chúng ta yếu, bất luận ai là Thủ tướng đi chăng nữa, thì chúng ta cũng hết quan trọng và chẳng qua chỉ là thị trường tiêu thụ. Một đất nước 1,3 tỷ dân chắc không đặt tương lai của họ vào châu Âu già nua. TQ đã tụt hậu mấy thế kỷ vừa qua nên người TQ sang Đức hiện nay đến thăm nhiều bảo tàng vì muốn xem trong mấy thế kỷ tụt hậu vừa qua thế giới thế nào. Vì thế nên Chủ tịch TQ mới nói chúng ta phải mạnh hơn nữa về kinh tế và đến khi đó mấy người bên châu Âu cũng sẽ quên những giá trị của họ và đối với họ thì những vấn đề như tự do cá nhân, tự do ngôn luận hay tự do tôn giáo cũng chẳng còn quan trọng nữa.
Đương nhiên chúng ta (phương Tây) không bao giờ quên những giá trị của mình, nhưng cũng cần biết rằng chúng ta thường xuyên bị để ý và phải duy trì sức mạnh kinh tế của mình - cũng là uy tín của chúng ta. Cả một thời gian dài châu Âu không còn dẫn đầu thế giới trên nhiều lĩnh vực nữa. Những phát minh về kỹ thuật số phục vụ người tiêu dùng lại phần lớn đến từ châu Á và Mỹ. Thời giai dài chúng ta là hiệu thuốc của thế giới, là động lực phát triển của thế giới. Máy móc của chúng ta chất lượng đỉnh cao trên thế giới. Nhưng đó là trong hai cuộc cách mạng công nghiệp trước khi mà sáng chế về máy tính đầu tiên hay máy MP3 đều là ở Đức. Ngày nay không chỉ ở Đức mà ở toàn châu Âu không còn điều này nữa. Vì vậy câu hỏi đặt ra là kỹ thuật số có ý nghĩa như thế nào đối với sự thịnh vượng của Đức.
Đối với vấn đề Bắc Triều Tiên: tôi không ủng hộ giải pháp quân sự, đó còn là một sai lầm; giải pháp ngoại giao chưa được khai thác triệt để. Các nước như TQ, Nhật hay Hàn Quốc cũng có lợi ích to lớn trong việc kiểm soát người như Kim Jong Un, nhưng thế giới không cần làm điều này bằng biện pháp quân sự. Không phải Đức, mà là EU cần đóng vai trò lớn hơn như đối với giải pháp ở I-rắc. EU không có lợi ích trực tiếp ở Bắc Triều Tiên, nhưng có quan hệ toàn diện, chặt chẽ dù có lúc tranh cãi, với Nga; chúng ta có các cuộc đối thoại với TQ và đồng minh với Mỹ. Chúng ta có thể đóng góp nhiều chứ không chỉ yêu cầu các nước đối thoại mà không làm gì cả.
Về châu Âu hiện nay: Châu Âu hiện có Liên minh kinh tế, tiền tệ nhưng về cơ bản không có chính sách đối ngoại chung. Trái lại Châu Âu chia rẽ về chính sách đối ngoại. Hãy nhìn chính sách của chúng ta với TQ. Không thể nào mà mà tại khu vực biển Nam Trung hoa đã có phán quyết của Tòa án quốc tế nhưng các nước châu Âu thì mỗi nước ứng xử một kiểu. Các nước châu Âu cần phải có chính sách chung trong các vấn đề Châu Phi, Syrien, I-rắc, I-ran và đối với Nga, TQ. Nếu không chúng ta có nguy cơ đi ngược lại lợi ích của Châu Âu.
Về cuộc sống cá nhân: Trong gia đình tôi xu hướng chính trị cũng rất đa dạng, có nhiều nhận đinh, đánh giá khác nhau. Nhưng cũng tuyệt vời là cũng có những lúc không bàn gì về chính trị. Khi gặp gỡ bạn bè tôi thường hay nói chuyện về âm nhạc và nghệ thuật vì bất kể trên lĩnh vực nào, chính trị hay kinh tế thì bao giờ cũng cần phải có văn hóa và nghệ thuật đồng hành để người ta có thế cho tâm hồn được thư thái.
Nguyễn Hữu Tráng
Nguồn tin: Chỉ được đăng lại bài khi có sự đồng ý của tác giả hoặc báo NguoiViet.de!
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn
Ngày 24.07.2022, tại thủ đô Berlin (CHLB Đức) đã diễn ra buổi giới thiệu ba cuốn...
Cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài Phu Nhân 2022 tổ chức tại Internationales Congress...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Cảm ơn anh Sa Huỳnh.Cảm ơn Báo NguoiViet.de. Đây là dạng bài viết mang Nội dung và Quan điểm tiến...
Bài viết của nhà văn Sa Huỳnh cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa từ " mèo " trong dân gian ta .Xin cảm...
Cám ơn nguoiviet.de và tác giả Sa Huỳnh.
Theo cá nhân tôi, quan trọng nhất là minh bạch và...
mình đang muốn chụp ảnh cưới như thế này . cho mình xin thông tin ekip chụp ảnh ạ
mình xin cảm...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Tôi có đọc nhầm không nhỉ: Mẻrkel ba nhiệm kỳ "Tổng thống" .
Vậy thủ tướng là ai?
LTS: Cảm ơn bạn , chúng tôi đã sửa.
Đọc bài viết hay . Một nhà lãnh đạo nữ rất giỏi ! Năm nay mình sẽ bầu bà tiếp tục giũ chức Tổng thống .