(NguoiViet.de) Khi nghệ sĩ Bùi Công Duy chia sẻ về người Việt duy nhất biên chế trong dàn nhạc danh tiếng ra đời từ năm 1967 Berliner Symphoniker sẽ có ba buổi diễn tại Hà Nội ngày 14-15/7 này, tôi đã rất tò mò trước cái tên Lê Ngọc Anh Kiệt. Cũng hơi thất vọng vì không có nhiều thông tin về nghệ sĩ violin này cho đến ngày gặp anh tại Hà Nội.
![]() |
Nghệ sĩ violin Lê Ngọc Anh Kiệt |
Một điều thú vị là, khi biết người phỏng vấn làm việc tại báo TT&VH, Lê Ngọc Anh Kiệt đã cởi mở hơn. Anh cho biết hàng tuần đều đọc báo TT&VH Cuối tuần được bày bán tại Chợ của người Việt ở Berlin. Với hình thức khá đẹp của TT&VH Cuối tuần như hiện nay, anh còn tưởng báo phải in ở Tiệp hoặc Đức!!!
Nghệ sĩ violin Lê Ngọc Anh Kiệt kể:
- Tôi sinh ra trong một gia đình làm nghệ thuật. Bố tôi là nghệ sĩ Lê Tiến Trạch chơi kèn Trompet và được biết tới tại Sài Gòn từ trước 1975. Mẹ tôi là nhà viết kịch. Em tôi là Lê Ngọc Anh Dũng là nghệ sĩ xiếc, nay định cư tại Mỹ. Còn Lê Ngọc Tuấn Anh là đạo diễn của chương trình Làng tôi được hâm mộ tại Pháp. Việc tôi học Violin hoàn toàn tình cờ. Nhưng trong gia đình tôi ai cũng học nhạc, kể cả các con tôi hiện nay cũng học violin và piano vì tôi muốn cho các cháu khả năng cảm thụ âm nhạc. Vợ tôi cũng rất yêu ca hát, có thể hát suốt ngày.
Tôi học violin hệ trung cấp tại Nhạc viện TP.HCM và trở thành học trò của GS Bùi Công Thành. Bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời là khi tôi được học bổng du học tại Nhạc viện Leningrad. Tại đây, tôi được GS nổi tiếng Komarova giảng dạy. Lúc tôi tốt nghiệp là khi gia đình đã định cư tại Đức, nên tôi đã làm việc ở đó hơn hai năm trước khi quay trở lại Nga và tiếp tục học thầy Bùi Công Thành. Thầy Thành không chỉ là một người thầy mà còn là một người bạn lớn có thể chia sẻ với tôi những băn khoăn hoặc kế hoạch tương lai. Năm 1995, tôi bắt đầu làm việc tại Dàn nhạc . Đến năm 2007, tôi trở thành biên chế chính thức của Berliner Symphoniker.
* Việc anh thúc đẩy đưa Berliner Symphoniker đến biểu diễn tại VN có phải xuất phát từ mong muốn trở về quê hương?
- (Cười) Cũng không hẳn. Năm ngoái tôi đã diễn một chương trình tại TP. HCM. Trước đó một thời gian rất lâu tôi chưa về VN vì lý do làm việc và thời gian chưa thích hợp. Nhưng quả thực nếu xem ba buổi diễn sắp tới tại Nhà hát Lớn HN với ba chương trình hoàn toàn khác nhau, bạn sẽ hiểu mong muốn đến cháy bỏng của chúng tôi khi đưa dàn nhạc về biểu diễn những tác phẩm cổ điển đại chúng. Tôi nghĩ, đó là một đóng góp nho nhỏ.
* Thực tế anh không phải trường hợp duy nhất sau khi được nhà nước tài trợ đi học ở nước ngoài rồi thì không trở về. Nhiều người còn cho rằng, chúng ta đang “chảy máu” tài năng âm nhạc cổ điển…
- Vâng, đó là do tình cảnh của mỗi người. Nhưng nói thực, ai cũng có lòng nghĩ về đất nước và mong muốn mang kinh nghiệm về đóng góp cho sự phát triển của âm nhạc VN.
* Về VN thì họ cũng sẽ gặp rất nhiều khó khăn, ví dụ điển hình là Bùi Công Duy, anh ấy vẫn phải hưởng lương theo hệ số như một công chức, mà theo chia sẻ thì chỉ 2-3 triệu đồng/tháng?
- Lý do của riêng tôi chưa về quê hương hoàn toàn cá nhân. Nhưng tôi rất khâm phục nhiều bạn trẻ về VN gặp khó khăn mà vượt qua và thành công. Việc Bùi Công Duy đưa được một dàn nhạc hàng trăm người về VN là một nỗ lực rất lớn.
* Một câu hỏi không mới: Anh đánh giá thế nào về nền âm nhạc cổ điển VN?
- Âm nhạc VN so với 20 năm trước đã có tiến bộ vượt bậc. Tôi không thể tưởng tượng hiện tại, Dàn nhạc Giao hưởng VN có thể chơi được những tác phẩm đồ sộ của Mahler. Các buổi biểu diễn thì có đông người nghe. Và quan trọng, chúng ta đang có rất nhiều solist trẻ tài năng.
* Nhiều năm rồi, người ta đã đi tìm câu trả lời rằng âm nhạc cổ điển VN ở đâu trên bản đồ âm nhạc cổ điển thế giới? Thực tế, trước kia, âm nhạc cổ điển Thái Lan, Campuchia thua xa VN, nay họ đã vượt xa, đấy là chưa kể đến những “người khổng lồ” trong âm nhạc như Nhật Bản, Hàn Quốc…
- Tôi không nghĩ vậy. Không thể so âm nhạc với bóng đá mà có thứ hạng cao thấp. Âm nhạc VN có nhiều điểm rất đặc biệt. Bản thân tôi muốn giới thiệu và phổ biến âm nhạc Việt ở châu âu. Ngoài việc thành lập một trường nhạc dạy trẻ em Việt, tôi đã khởi xướng thành lập một tứ tấu đàn dây có tên BESA gồm có tôi và 3 nhạc công người Đức. Chúng tôi thường xuyên giới thiệu những tác phẩm âm nhạc dân gian VN chuyển soạn cho đàn dây, như Trống Cơm hoặc các nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn, Phan Huỳnh Điểu.
Một chuyện cũng không vui lắm là 2 năm sau khi tôi làm việc tại dàn nhạc Berliner Symphoniker, ông nhạc trưởng Lior Shambadal hỏi tôi là người nước nào, Hàn Quốc hay Trung Quốc. Tôi hơi phật ý trả lời rằng tôi là người Việt Nam. Ông ấy lại vô cùng ngạc nhiên và hỏi, thế VN cũng có nhạc cổ điển à. Tôi bắt đầu thấy tức và sau đó đưa những bài nhạc Việt trên youtube cho ông ấy xem thì ông ấy tỏ ra thích thú. Đó có thể cũng là lý do mà ông ấy quyết định đưa dàn nhạc này đến VN.
* Cảm ơn anh về cuộc trò chuyện!
Hoàng Lê (TT&VH thực hiện)Người Việt đầu tiên trong dàn nhạc giao hưởng lớn của Đức
Lê Ngọc Anh Kiệt (tức Kiet Le) sinh năm 1964 tại Sài Gòn, bố anh là nghệ sĩ kèn trompette Lê Tiến Trạch thuộc lớp nghệ sĩ đầu tiên của Đoàn ca múa nhạc Bông Sen (TP.HCM), mẹ anh là nhạc sĩ kiêm biên kịch Mộng Ngọc. Sinh ra trong một gia đình nghệ thuật nên ngay từ nhỏ tố chất nghệ sĩ đã bộc lộ ở Anh Kiệt. Năm 1983, Anh Kiệt tốt nghiệp trung cấp Khoa violon Nhạc viện TP.HCM dưới sự hướng dẫn của Giáo sư Bùi Công Thành và sau đó anh được cấp học bổng để theo học tại Liên Xô (cũ). Anh thi đậu vào Nhạc viện Rimsky Korsakov do giáo sư danh tiếng về violon Elena Komarova trực tiếp giảng dạy.
Hoàn thành chương trình học, từ những năm 1990 anh sống và làm việc tại Đức, nơi gia đình anh đang định cư. Từ năm 1995, Kiệt bắt đầu chơi trong dàn nhạc Das Sinfonie Orchester Berlin và thỉnh thoảng cộng tác với các dàn nhạc khác, trong đó có Berliner Symphoniker. Năm 2007, sau khi trải qua nhiều cuộc sát hạch và thử thách anh trở thành thành viên chính thức và là người VN đầu tiên trong lịch sử dàn nhạc này.
Thuyết phục các “ông Tây” chơi nhạc Việt
Trong dàn nhạc Berliner Symphoniker, Anh Kiệt được mọi đồng nghiệp quý mến, đặc biệt được sự quan tâm của nghệ sĩ Hans Maile (chơi violine, ông này là “Concertmaster” - người đứng đầu nhóm đàn dây, quan trọng chỉ sau nhạc trưởng). Qua những buổi trò chuyện tâm đắc, họ đã cùng với 2 nghệ sĩ khác trong dàn nhạc là Bruno Schmidt (viola) và Dietmar Spallek (cello) quyết định thành lập nhóm tứ tấu đàn dây. Một năm sau, theo đề nghị của Anh Kiệt, họ lấy tên là BESA Quartet (BESA là chữ viết tắt của Berlin - Sài Gòn) đặt cho nhóm. Nhóm thường xuyên tập luyện, trình tấu các tác phẩm bất hủ của các thiên tài âm nhạc cổ điển và cả của các nhạc sĩ danh tiếng hiện đại. Riêng Lê Ngọc Anh Kiệt, anh luôn đau đáu, trăn trở làm sao để nhóm BESA cũng sẽ trình tấu được những tác phẩm đến từ VN.
Không phải dễ, trước tiên phải thuyết phục được “3 ông Tây” trong nhóm, rồi chọn nhạc, nhờ nhạc sĩ phối (mà phải là người VN mới thấm được cái ý, cái hồn của tác phẩm)… Điều thuận lợi đầu tiên là anh chơi thân với nhạc sĩ Phan Hồng Minh (con trai út của nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu) hiện cũng đang ở Đức, người tích cực chuyển soạn một số ca khúc nổi tiếng của các nhạc sĩ VN cho tứ tấu đàn dây BESA trình diễn, trong đó có tác phẩm Thư tình cuối mùa thu của bố mình. Sau đó, Anh Kiệt còn liên lạc với các nhạc sĩ trong nước như Hoàng Minh Tú, Nguyễn Mạnh Duy Linh… để nhờ phối cho nhóm tứ tấu BESA.
Vậy là trong hành trang biểu diễn của nhóm BESA, bên cạnh những “vĩ nhân” âm nhạc thế giới vẫn có những giai điệu dân ca Bắc bộ mượt mà, lượn lờ với Bèo dạt mây trôi, Người ơi người ở đừng về… hoặc những tác phẩm quen thuộc của các nhạc sĩ đương đại: Trở về đất mẹ (Lê Thương), Thư tình cuối mùa thu (Phan Huỳnh Điểu), Hạ trắng (Trịnh Công Sơn)…
Hà Đình Nguyên (TNO)
---------------
Một vài hình ảnh hoạt động âm nhạc của cố Nghệ sĩ violin Lê Ngọc Anh Kiệt:
"Bèo dạt mây trôi" do dàn nhạc Berliner Symphoniker biểu diễn
Phóng sự của HTV9:
Chơi nhạc trong triển lãm tranh với chủ đề "Sắc Tâm" của nữ họa sỹ Nguyễn Thị Phi Loan đến từ Việt Nam, 21.03.2015 tại VietHaus.
NguoiViet.de
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
VÀO LÚC (((((( 16 GIỜ 16 PHÚT)))))) TỨC Ở TRÊN CÕI THƯỢNG GIỚI TỨC CÕI NGỌC HOÀNG THƯỢNG ĐẾ HIỂN 2 VỊ HOÀNG TỬ ĐANG TRANH TÀI TRANH NGÔI (NGỌC ĐẾ) KHI...
Xin chia buon cung gia quyen. Mong anh sieu thoat noi mien cuc lac.
Nhan danh ca nhan toi, dai dien cho anh Tran ngoc Binh va mot so anh chi em cung dong huong Quang Ninh cua doi may Brandenburg gui loi chia buon sau...
Theo tôi nghĩ , những người thân chết ở Viêt Nam có liên quan gì với cộng đồng ở Đức nói chung và Berlin nói riêng mà phải lên thông báo. Tôi cảm nhận...
BTC Tang lễ thành tâm xin lỗi . Do Tang gia đưa địa chỉ nhầm nên chúng tôi đã đăng Cáo phó sai. Đây cũng là do không lường hết được những lỗi nhỏ....
Gia đình chân thành cảm ơn sự chia sẽ và giúp đỡ của Báo nguoiviet.de đã đăng tải thông tin và giúp đỡ gia đình chúng tôi trong Tang lễ của Anh chúng...
Xin chia buồn cùng Dung và 2 cháu. Tôi đã mất đi 1 người bạn tri kỷ, một người anh thân thương, một người đồng nghiệp đầy kinh nghiệm.
Xin chia buồn cùng gia đình. Mong hương hồn anh sớm về niềm cực lạc
Xin chia buồn cùng gia đình bạn Trần Mạnh Thái.
Yên nghỉ trên cõi Vĩnh Hằng bạn nhé!
Các bạn lớp 5-6-7C Trưng Vương rất nhớ bạn.
Rất đau lòng và thành kính phân ưu cùng gia quyến anh Trần Mạnh Thái !