Nguyên tắc „suy đoán vô tội“ và việc „cầm đèn chạy trước ô tô“ của báo chí!
Tình trạng đáng lo ngại đang diễn ra là khi xẩy ra một sự việc có dấu hiệu vi phạm luật hình sự, báo chí đã vội vã đưa tin mà nội dung và cách thức đưa tin nhiều khi giống bản án của Tòa hơn là một bài báo. Vì vậy nên bị can đã bị kết án trước công luận trước khi có một bản án có hiệu lực. Điều này vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc nhà nước pháp quyền.
Việc này xảy ra không chỉ ở Việt Nam, nơi đang phấn đấu xây dựng nhà nước pháp quyền, mà ở Đức cũng vậy.
Trong pháp luật hình sự, nguyên tắc „suy đoán vô tội“ („Unschuldsvermutung“) được đặc biệt coi trọng. Mặc dù trong luật tố tụng hình sự Đức không có quy định cụ thể về nguyên tắc này, nhưng nó được dẫn chiếu từ nguyên tắc của Nhà nước pháp quyền Đức nêu trong điều 20 Đạo luật cơ bản (Hiến pháp). Điều 11 Tuyên ngôn nhân quyền và điều 6, khoản 2 Công ước nhân quyền Châu Âu coi „nguyên tắc suy đoán vô tội“ là quy phạm cưỡng hành (Jus cogens).
Quy tắc nghề nghiệp của Hội đồng báo chí Đức quy định tại điều 13 về việc cấm báo chí „kết tội trước“ (Vorverurteilung). Điều này cũng được coi là đạo đức nghề nghiệp của nhà báo.
Thực tế hành xử lại không hẳn như thế!
Gần đây nhất, khi cha con cựu điệp viên hai mang người Nga Skripal được tìm thấy ngất xỉu tại một vườn hoa ở Anh, chính giới Anh và phương Tây đã làm ầm lên vu ngay cho Nga đứng đằng sau vụ „ám sát“ này và thực hiện các hành động „đánh hội đồng“ vào Nga. Đáng tiếc việc tiến hành các hành động „trả đũa tập thể“ đã vội đưa ra trước khi có các chứng cứ xác đáng.
Khi trên truyền hình phương Tây đưa tin về việc sử dụng vũ khí hóa học ở Duma (Syrien) ngày 07/4, Mỹ, Anh và Pháp vội đổ ngay cho chính quyền của Tổng thống Assad và tiến hành chiến dịch tấn công bằng tên lửa vào đất nước có chủ quyền này với mục tiêu là „tiêu diệt căn cứ hóa học“. Nhóm phóng viên quốc tế đã tự đến Duma để tìm hiểu và được nghe nhiều ý kiến khác nhau, trong đó có ý kiến phản bác lại quan điểm của phương Tây coi đây là đòn tấn công bằng vũ khí hóa học của quân chính phủ.
Từ năm ngoái rộ lên vụ „bắt cóc“ một người Việt ngay tại trung tâm Berlin. Mặc dù chưa đưa ra bất kỳ một chứng cứ nào liên quan nhưng phía Đức đã có ngay những tuyên bố và biện pháp „cứng rắn“. Hôm nay (24/4) một người Việt ở Séc bị đưa ra Tòa án Berlin xét xử về hành vi bị coi là „tiếp tay cho việc bắt cóc“, nhưng trước đó gần một năm trời nay không chỉ nhà nước Việt Nam mà hàng loạt những người ABCD cũng đã bị dư luận báo chí Đức gián tiếp „kết án“. Ngay cả việc nêu tên của những người này trên báo chí khi không có chứng cứ xác thực và khi Tòa chưa tuyên án, cũng có thể coi là hành động „xâm phạm quyền nhân thân“ (Persönlichkeitsrecht) của người khác và đi ngược lại nguyên tắc hoạt động tố tụng hình sự.
Nhớ lại, nửa cuối thập niên 90 thế kỷ XX dư luận báo chí Đức dồn dập đăng bài, đưa tin „kết tội“ chính phủ Việt Nam „vi phạm luật pháp quốc tế“ khi không nhận trở lại những người không được phía Đức cho cư trú, ngay trong khi hai bên đang đàm phán để tìm ra giải pháp thích hợp cho vấn đề này.
Tư duy nhà nước pháp quyền của báo giới Đức không biết để ở đâu hay họ cho là họ có quyền đứng trên/ngoài pháp luật?
Nguồn: FB Nguyễn Hữu Tráng
Ý kiến bạn đọc
Ngày 24.07.2022, tại thủ đô Berlin (CHLB Đức) đã diễn ra buổi giới thiệu ba cuốn...
Cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài Phu Nhân 2022 tổ chức tại Internationales Congress...
Chiều 11.08.2018 hơn 300 anh chị em, bạn bè, thân hữu từ khắp nơi trên nước Đức...
Cảm ơn anh Sa Huỳnh.Cảm ơn Báo NguoiViet.de. Đây là dạng bài viết mang Nội dung và Quan điểm tiến...
Bài viết của nhà văn Sa Huỳnh cho tôi hiểu thêm về ý nghĩa từ " mèo " trong dân gian ta .Xin cảm...
Cám ơn nguoiviet.de và tác giả Sa Huỳnh.
Theo cá nhân tôi, quan trọng nhất là minh bạch và...
mình đang muốn chụp ảnh cưới như thế này . cho mình xin thông tin ekip chụp ảnh ạ
mình xin cảm...
Cơ bản thông tin cho người đọc hiểu về nội dung
Còn lỗi sai sót quá trình dịch là chuyện...
Ông Tráng thừa biết, Đảng và nhà nước CSVN có 800 tờ báo, chưa kể đài phát thanh, truyền hình, thường dùng làm công chuyện định hướng dư luận. Nay Đức xử vụ bắt cóc TXT mà tòa đại sứ VN cũng bị cáo buộc là tòng phạm. Ông là người của tòa đại sứ dĩ nhiên ông phải đứng về "phe ta". Cái "Nguyên tắc „suy đoán vô tội“ và báo chí" của ông vô hình trung cũng chỉ có giá trị cho 800 tờ báo của Đảng. Chỉ có điều làm sao kiếm đâu ra ở đây 800 tờ báo (như ở VN để ông phê phán)?
Bài viết hay nói lên thực trạng báo chí và tư cách truyền thông của những người mang danh nhà báo. Họ đang lạm dụng cái mác nhà báo để dẫn dắt dư luận theo quan điểm cá nhân chứ không đứng trên quan điểm khách quan trung thực của người làm báo. Đáng tiếc ngay trong cộng đồng chúng ta cũng có những người tri thức chuyên môn có hạn, kinh nghiệm non kém mà lúc nào cũng dựa vào cái thẻ nhà báo để viết bậy. Tin tức đưa ra dựa vào những tờ báo lá cải và dư luận đồn thổi rồi đặt tựa lấp lửng theo chiều hướng khẳng định rồi đặt cái dấu hỏi phía sau nhằm tạo sự hiểu lầm cho những người đọc tin và phản ứng tay nhanh hơn não. Những “nhà báo” làm tin “ngoa ngoắt” trắng trợn như vậy thực chất đang tự bôi nhọ cái thẻ nhà báo và hạ thấp danh dự cá nhân dưới con mắt những người hiểu biết
Hehe, nghe chừng bác Tráng cũng hiểu biết về nhà nước pháp quyền và nguyên tắc "suy đoán vô tội" cũng khá đấy. Bác mà đem kiến thức của mình về cố vấn cho lãnh đạo và báo chí cách mạng nước nhà thì ... quí hóa biết chừng nào. Nước Đức những người hiểu biết (không những cả về lí thuyết như bác mà cả về ... thực hành nữa) về nhà nước pháp quyền và nguyên tắc "suy đoán vô tội" thì... đông như quân Nguyên rồi bác ạ. Bác mà về quê mình thì lại thành ... của độc đấy, mà bác phê bình Đức mà lại còn đăng trên báo người Việt thì có khác nào .... "dã tràng xe cát ... biển Đông"?